Quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học là công việc cấp bách và cần thiết được thực hiện kịp thời và thường niên tại các ban quản lý VQG/ KBT hiện nay. Nhìn nhận vai trò quan trọng ứng dụng công nghệ, hướng tới chuyển đổi số nhằm tăng cường hiệu quả quản lý tài nguyên rừng trên cả nước. Việc cần sử dụng một công cụ hỗ trợ tích cực trong công tác quản lý tại các rừng đặc dụng và phòng hộ là xu hướng của thời đại công nghệ 4.0. Năm 2022, Tổng cục Lâm nghiệp đã ban hành Quyết định số 197/QĐ-TCLN-ĐDPH ngày 04/7/2022 quy định về quy trình sử dụng bộ công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra (SMART) tại các khu rừng đặc dụng, phòng hộ. Đây là bước đi đầu tiên trong tiến trình chuẩn hóa và tiến tới áp dụng rộng rãi Bộ công cụ trên cả nước, kết nối cơ sở dữ liệu cấp trung ương nhằm hỗ trợ công tác hoạch định chính sách của Tổng cục Lâm nghiệp trong quản lý tài nguyên rừng.
SMART là Bộ công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng một cách chính thức ở cấp quốc gia nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý và bảo vệ tại các khu bảo tồn. SMART giúp chuẩn hóa việc thu thập dữ liệu, phân tích và lập báo cáo về hiện trạng quản lý tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học trong hệ thống các khu bảo tồn. Những dữ liệu này sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình xây dựng các quy định và đưa các quyết sách phù hợp nhằm quản lý và bảo tồn hiệu quả hơn.Thực hiện Quyết định số 626/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý hệ thống khu bảo tồn đến năm 2025, tầm nhìn 2030; theo đó, mục tiêu đến năm 2025 đạt 50% các khu bảo tồn ở Việt Nam ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp SMART. Phần mềm Smart đã và đang được áp dụng dần trở nên phổ biến tại nhiều đơn vị vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
Tại Khu BTTN Kon Chư Răng tỉnh Gia Lai ứng dụng phần mềm SMART (Công cụ quản lý bảo vệ rừng, báo cáo kết quả bằng công nghệ thông tin) vào công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số góp phần giải quyết kịp thời những yêu cầu cấp thiết trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên.
SMART là ứng dụng thu thập dữ liệu tuần tra và nhập trực tiếp vào thiết bị di động cầm tay. Trong đó bộ công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra ((tên tiếng Anh: Spatial Monitoring and Reporting Tool). SMART được xây dựng nhằm cải thiện hiệu quả thực thi pháp luật và giám sát đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng, phòng hộ. Bộ công cụ SMART bao gồm: (i) Phần mềm SMART; (ii) Mô hình dữ liệu; (iii) Mẫu báo cáo SMART và (iv) Hướng dẫn kỹ thuật phần mềm SMART.
Quy trình triển khai và báo cáo SMART được thực hiện theo một quy chuẩn: 5 bước thực hiện từ thu thập dữ liệu hiện trường thông qua công tác tuần tra cho đến quá trình ra quyết định và lập kế hoạch thực hiện: Tuần tra, cập nhật dữ liệu đầu vào, phân tích và báo cáo, đánh giá và phản hồi, xây dựng kế hoạch và chương trình.
Hình 01: Phần mềm SMART hỗ trợ tuần tra bảo vệ rừng và giám sát đa dạng sinh học tại KBTTN Kon Chư Răng
Hình 02: Mô hình dữ liệu được chuẩn hóa của Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam
Giai đoạn từ 2018 đến năm 2023, nắm bắt chỉ đạo của cấp trên, tính ưu việt của phần mềm trong công tác bảo vệ rừng. Ban quản lý Khu BTTN Kon Chư Răng đã mạnh dạn ứng dụng phần mềm vào công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên tại Khu bảo tồn. Đây được xem là giải pháp cấp thiết nhằm tăng cường chất lượng quản lý nhân lực và nâng cao hiệu quả hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, giám sát đa dạng sinh học. Các tuyến tuần tra bảo vệ rừng vùng lõi thuộc 14 tiểu khu tại Ban quản lý KBTTN Kon Chư Răng được tuần tra dựa trên ứng dụng SMART Mobile.
Ban quản lý tập trung vào đào tạo xây dựng đội ngũ với 18 cán bộ lực lương bảo vệ rừng. Trong đó có 1 tổ cơ động và 3 trạm bảo vệ rừng. Đào tạo 02 cán bộ trẻ tham gia lớp tập huấn SMART nồng cốt cho ban quản lý KBT. Kết quả Ban quản lý đã phối hợp tổ chức được 4 năm tập huấn SMART thường niên tại đơn vị giai đoạn 2018 - 2023. Với sự tham gia của chuyên gia SMART tại Việt Nam hỗ trợ về kỹ thuật và kỹ năng thực địa, lập kế hoạch tổ chức tuần tra. Kết quả bước đầu cho thấy sự hỗ trợ tích cực từ ứng dụng, thay thế sổ ghi chép và tiện lợi đầy đủ thông tin cung cấp cho thu thập dữ liệu ngoài thực địa. Thống kê năm 2022, tại ban quản lý đã có cơ sở dữ liệu đầy đủ khi thực hiện bộ công cụ tiêu chuẩn của tổng cục lâm nghiệp. Đã thực hiện theo kế hoạch tuần tra với 326 số đường tuần tra, với 142 ngày thực địa, khoảng cách di chuyển tuần tra là 2,228km đường rừng. Chúng tôi ghi nhận có sự tác động vào rừng được lực lượng cán bộ bảo vệ rừng phát hiện và lập biên bản với 82 trường hợp người đi rừng, phá hủy 18 lán trại, 3 phương tiện xe máy và 7 công cụ hỗ trợ từ người dân đi rừng. Đây là kết quả đáng tự hào cho công tác quyết liệt tổ chức thường xuyên các đợt tuần tra bằng việc ứng dụng công cụ mới SMART tại đơn vị ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.
Hình 03: Tập huấn ứng dụng phần mềm SMART tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng
Hình XXX. Bản đồ SMART tuần tra bảo và giám sát đa dạng sinh học tại ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng
Công cụ SMART trong tương lai sẽ giúp ích rất lớn cho công tác quản lý và giám sát đa dạng sinh học động thực vật tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng rất lớn. Tuy nhiên, đơn vị sẽ hoàn thiên hơn về kế hoạch tuần tra thuận lợi cho 03 trạm Bảo vệ rừng. Hệ thống trang thiết bị điện thoại Smart phone, máy tính sẽ cần cung cấp thêm cho cán bộ lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách tại đơn vị. Đơn vị sẽ đưa cán bộ phòng khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế tham gia các sự kiện tập huấn của SMART tại Việt Nam đào tạo chuyên sâu về kỹ năng thực hiện ứng dụng. Từ đó giúp lãnh đạo đơn vị tiến hành đánh giá, nhận xét để có nhìn tổng quan hơn về công tác bảo vệ rừng và giám sát đa dạng sinh học để Ban quản lý tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng xây dựng các kế hoạch tuần tra, chiến lược giám sát rừng phù hợp, kịp thời nhằm giúp đảm bảo kết quả trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học đạt hiệu quả cao nhất có thể. Đến nay sử dụng ứng dụng SMART Mobile tại khu bảo tồn cơ bản đang thực hiện còn bỡ ngỡ tuy nhiên đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, thực thi pháp luật và giám sát đa dạng sinh học tại khu bảo tồn Kon Chư Răng.
Tác giả: Nguyễn Văn Tứ
Chức vụ: Phó Giám đốc Khu BTTN Kon Chư Răng