Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng đã được chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm bảo vệ, hạn chế sự xâm hại tài nguyên rừng. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại nhưng tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn diễn ra một số nơi vẫn bị “chảy máu” và chưa được ngăn chặn kịp thời.
Tuần tra, quản lý, bảo vệ rừng
Thực tế trên cho thấy công tác QLBVR của các đơn vị chủ rừng chưa thực sự tốt. Năng lực tổ chức, điều hành và tinh thần trách nhiệm của một số chủ rừng còn hạn chế; các lực lượng tham gia QLBVR ở một số nơi còn buông lỏng quản lý.
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích rừng che phủ lớn, phân bố không tập trung, địa hình chia cắt, hiểm trở, phức tạp, cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên cũng gây nhiều khó khăn cho công tác QLBVR. Trong khi đó, hiện nay, nhu cầu đất sản xuất trên địa bàn tỉnh lâm đồng ngày càng gia tăng, đời sống của người dân còn khó khăn, trình độ còn hạn chế, (đặc biệt người dân tộc thiểu số) quỹ đất để cấp cho các hộ nghèo, hộ thiếu đất sản xuất có giới hạn; giá trị của đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Bên cạnh đó, nhiều diện tích rừng đan xen, giáp ranh với các diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân nên công tác QLBVR cũng gặp nhiều khó khăn. Thực tế các đối tượng vi phạm thời gian qua trên địa bàn tỉnh cho thấy thường thực hiện các hành vi vi phạm bằng nhiều hình thức khá tinh vi như hành vi phá rừng trái pháp luật bằng hình thức ken, khoan cây đổ hóa chất, hậu quả chỉ biểu hiện sau một thời gian dài cây sễ chết và đổ, gây cho cơ quan chức năng rất nhiều khó khăn trong điều tra truy tìm đối tượng vị phạm để xử lý. Lực lượng bảo vệ rừng hiện vẫn còn mỏng, thiếu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác QLBVR; chế độ ưu đãi còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện nay, bên cạnh đó, áp lực công việc và gắn trách nhiệm cho LLBVR ngày càng lớn nên một số cán bộ chưa thực sự an tâm, nhiệt huyết về công tác nên hiệu quả thực thi nhiệm vụ hiệu quả chưa cao.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan ở trên, cũng cần phải thừa nhận rằng, đơn vị chủ rừng, lực lượng kiểm lâm vẫn còn chưa quyết liệt trong công tác QLBVR, giải tỏa diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để trồng lại rừng; chưa thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa cao. Một số đơn vị chủ rừng chưa sử dụng hiệu quả lực lượng nhận khoán QLBVR để thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, phát hiện vi phạm để xử lý. Công tác quản lý, phục hồi lại rừng trên diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái pháp luật sau khi xử lý vi phạm còn chưa hiệu quả, nhiều diện tích vi phạm bị người dân lấn chiếm canh tác nông nghiệp trái phép, còn nhiều trường hợp tái lấn chiếm.
Phối hợp tuần tra bảo vệ rừng
Tuy nhiên, để công tác QLBVR hiệu quả hơn, vai trò, tinh thần trách nhiệm của các chủ rừng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, ngoài việc tăng cường kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng, rất cần các đơn vị chủ rừng nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm tốt công tác phối hợp với vùng giáp ranh lân cận, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng… và đặc biệt là phải chủ động trong công tác quản lý bảo vệ, nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại rừng.
Tác giả: Nguyễn Thi (sưu Tầm báo lâm đồng.gov.vn)