• Phone: 
  • info@konchurang.org

Hãy chung tay Bảo Tồn Giá Trị Loài Vượn Má Vàng Trung Bộ tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Kon Chư Răng.

28/12/2023

Hãy chung tay Bảo Tồn Giá Trị Loài Vượn Má Vàng Trung Bộ tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Kon Chư Răng.

vuonmavang

Việt Nam được đánh giá là một trong 16 nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới với rất nhiều các loài đặc hữu và quý hiếm trong Sách đỏ thế giới. Tuy nhiên, các loài động, thực vật hoang dã ở Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao do mất sinh cảnh, tình trạng săn bắt, buôn bán và sử dụng động vật hoang dã (ĐVHD) trái pháp luật.

 Để bảo vệ nguồn tài nguyên vô giá này, Việt Nam đã thành lập một hệ thống Vườn quốc gia (VQG) và Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) (còn gọi là rừng đặc dụng) với tổng số 176 Khu(1) đến năm 2020 (Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ). Theo quy hoạch, hệ thống VQG và KBTTN của Việt Nam sẽ bao phủ 2.2 triệu hecta là nơi bảo tồn các sinh cảnh và bảo vệ các loài động thực vật hoang dã, quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam.

Việc bảo tồn rừng và động vật hoang dã là một nhiệm vụ cấp bách. Chúng ta cần kết hợp nỗ lực của cả thế giới để ngăn chặn sự mất môi trường sống và giảm thiểu các nguy cơ cho các loài động vật.

Kết quả rà soát quy họach rừng đặc dụng 2001-2010 của Viện Điều tra Quy hoạch rừng – năm 2001 thì Khu BTTN Kon Chư Răng xếp loại A, tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học.

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu  DDSH ở KCR , đến nay đã Ghi nhận 1602 loài Động, Thực Vật và 66 loài vi nấm, trong đó hệ động vật rất đa dạng và phong phú với tổng số: 719 loài thuộc 112 họ và 33 bộ trong đó có 508 loài động vật có xương sống và 211 loài động vật không xương sống:

Trong hệ động vật thì Vượn đen má vàng hiện có mặt trong danh sách các động vật nguy cấp trong sách đỏ thế giới IUCN và sách đỏ Việt Nam (EN).

 

 

Loài vượn má vàng trung bộ (Trachypithecus germaini) là một trong những loài vượn quý hiếm, đặc biệt của khu vực Trung Bộ Việt Nam. Dễ dàng để nhận ra chúng nhờ màu lông đặc trưng: con đực trưởng thành có lông toàn thân màu đen với hai má màu vàng, con cái và con non có lông màu trắng.

Vượn đen má vàng sống chủ yếu theo gia đình từ 3 – 5 cá thể bao gồm bố mẹ và các con. Mỗi đàn sống trong một lãnh thổ riêng. Chúng thường bảo vệ lãnh thổ của mình bằng cách hú to. Mỗi lần hú thường kéo dài khoảng 15 phút. Chúng chủ yếu sống trên các cây cao. Thức ăn của chúng là lá cây, chồi non, quả cây và côn trùng, trứng chim, chim non trong tổ. Chúng có cánh tay khỏe, đặc biệt cổ tay rất dẽo để chuyền cành và thực hiện cú quăng mình cả chục mét. Loài này có bộ não phát triễn, không có đuôi, có bốn chi dài hơn chiều dài cơ thể và có thể đi bằng hai chân sau. Tuy nhiên, do mất môi trường sống và săn bắn bất hợp pháp, dân số của loài vượn má vàng trung bộ đang giảm sút nhanh chóng.

vuonmavang2

Để bảo tồn loài vượn má vàng trung bộ, Khu Bảo Tồn Kon Chư Răng đã tiến hành nhiều hoạt động bảo tồn quan trọng:

Nghiên Cứu và Giám Sát: Nghiên cứu khoa học về hành vi, sinh thái học và tình trạng dân số của loài vượn má vàng trung bộ giúp hiểu rõ hơn về loài này và đặt ra các biện pháp bảo tồn hiệu quả.

Bảo Vệ Môi Trường Sống: Khu Bảo Tồn Kon Chư Răng đảm bảo rằng môi trường sống của loài vượn má vàng được bảo vệ và duy trì. Các hoạt động như quản lý rừng bền vững và kiểm soát rừng chặt được thực hiện để giữ cho môi trường sống nguyên vẹn.

Giáo Dục Cộng Đồng: Cộng đồng địa phương được giáo dục về tầm quan trọng của bảo tồn loài vượn má vàng và cách họ có thể đóng góp vào quá trình bảo tồn.

Chống Săn Bắn Bất Hợp Pháp: Khu Bảo Tồn này tiến hành các biện pháp cụ thể để ngăn chặn săn bắn bất hợp pháp của loài vượn, một trong những nguy cơ lớn đối với loài này.

Cùng với những hoạt động chính là cứu hộ và phục hồi. Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Kon Chư Răng xem trọng việc giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng tuyên truyền bảo tồn ĐVHD đặc biệt là các loài hoang dã quý hiếm.

Phòng: TTGDMT & DVMT