• Phone: 
  • info@konchurang.org

Hành trình khám phá thác 3 tầng của đoàn tham quan sở nông nghiệp Gia Lai

08/01/2019

Hành trình khám phá thác 3 tầng của đoàn tham quan sở nông nghiệp Gia Lai

Nếu ai đã từng có cơ hội ghé qua Kon Chư Răng không thể nào không ghé qua ngọn thác tuy đơn giản nhưng nó là nét đẹp đặc trưng khi nói tới Kon Chư Răng. Nó không hung vĩ, tráng lệ như những ngọn thác khác, nó cũng không có vẻ đẹp kiều diễm như những bức tranh nguy nga nhưng ta thấy ở trong đó một gì đó đẹp lúc ẩn lúc hiện đó chính là thác 3 tầng (thác rêu).

             Nhằm chào mừng ngày quốc tế phụ nữ ngày 8/3 đội ngũ lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gia Lai đã tổ chức cho anh  chị em đi thực tế tại thác 3 tầng thuộc khu BTTN Kon Chư Răng. Mục đích của chuyến đi thực tết này nhằm tổ chức giao lưu cho chị em cán bộ Sở Nông Nghiệp Nông thôn Gia Lai và cán bộ khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng nhằm mục đích gắn kết giữa Sở và các đơn vị trực thuộc đồng qua đó giúp cho cán bộ Sở hiểu thêm về công việc và cuộc sống của cán bộ và con người nơi đây.

tuantra1

Xuất phát từ khu BTTN Kon Chư Răng, đi dọc theo đường Đông Trường Sơn vế hướng Đông khoảng 10km Đoàn tới 1 làng dân cư vùng đệm của khu BTTN Kon Chư Răng với số dân khoảng gần 300 hộ gia đình bao gồm cả người Kinh và người bản địa (Banar). Điểm xuất phát bắt đầu từ đây và men theo 1 con đường mà như chúng tôi hay gọi là đường mòn Hồ Chí Minh, con đường nhỏ ẩn mình trong rẫy cà phê của người dân, trời nắng thì chúng tôi đi dưới tán cây có vẻ khá mát mẻ nhưng nếu gặp trời mưa thì có lẽ cũng không đơn giản nếu không phải là dân lái chuyên nghiệp, với đoạn đường mòn chừng 1 km trong rẫy cà phê sau đó chúng tôi tới bìa rừng, tại đây có 1 lán (trạm) gác bảo vệ rừng của Hạt kiểm lâm khu BTTN Kon Chư Răng.

image004(1) 

               Sau 1 quãng đường dài 4km đoàn chúng tôi đi đến ngã ba mà theo chúng tôi gọi là ngã ba bảng tin cũ, nơi đây là điểm có sóng điện thoại trong rừng. Tiếp tục hành trình với hai bên bờ toàn là những cây gỗ cao với đầy đủ thành phần mà chủ yếu là dổi, xoay, hoa khế, dẻ, …. Đi dưới tán rừng mát rười rượi nếu có dịp đi bộ có lẽ rất thư thái để tận hưởng cái dư vị và hương thơm của núi rừng qua những bông hoa lan rừng đang vào mùa nở rộ. Chúng tôi say đắm trong hương rừng đó. Và rồi cũng tới điểm dừng xe trước khi đi bộ xuống tới thác. Khu vực gần thác 3 tầng thành phần rừng chủ yếu là thông nàng (bạch tùng), hồng tùng, mật nhân.Nơi đây thuộc kiểu rừng hỗn giao đặc trưng của khu bảo tồn. Đoàn người dừng xe lại rồi lần lượt nối đuôi nhau, người đeo bánh, người mang nước, người kèm đố ăn để chuẩn bị cho bữa trưa tại thác, vượt qua khoảng 500m đi bộ và rồi nghe đâu đây réo rắt tiếng nước đổ và hơi mát từ thác bốc lên mọi người hô hào nhau. Đây là thượng nguồn đổ dòng về tầng đầu tiên của thác 3 tầng và rồi chúng tôi cũng chạm chân được tới ngọn thác (tầng thứ nhất) nhưng vào mùa khô vì vậy nước cũng không nhiều lắm nhưng chúng tôi quyết định men theo bìa thác để tới tầng thứ hai, chúng tôi quyết định nghỉ chân tại đây. Mọi người rủ nhau chụp hình để lưu lại những khoảng khắc không thể nào quên tại nơi này, hạnh phúc xen lẫn bồi hồi được đứng trước thác nước tuyệt vời như vậy không ai là không tranh thủ tìm cho mình nhũng góc chụp tuyệt vời nhất.

image003

                 Mặc dù là một chuyến tham quan tuy nhiên trong đó cũng phần nào hiểu được tình yêu thiên nhiên, yêu rừng của những cán bộ mà hàng ngày ở thành phố nhộn nhịp như Pleiku thân yêu. Họ về đây để cảm nhận được dòng nước mát rượi dưới những tán cây cổ thụ hòa mình với vẻ đẹp núi rừng qua đó cũng thấy được trách nhiệm của những cán bộ cấp trên họ muốn hiểu được những khó khăn vất vả của cán bộ khu bảo tồn nhiên nhiên Kon Chư Răng, nơi xa nhất và khó khăn nhất, nhì của tỉnh Gia lai. Từ đó cần hiểu được rằng để có cảnh đẹp tự nhiên và thơ mộng đến vậy không thể không kể tới công của những cán bộ kiểm lâm ngày đêm bám rừng, giữ rừng đồng thời từ đó cũng không thể không nhắc tới vai trò của các cơ quan liên quan tỉnh cần vào cuộc để có sự đầu tư cho công tác phát triển du lịch tại đây để màu xanh ấy mãi mãi trong ta.