LÁ KHÔI
Tên Việt Nam: |
LÁ KHÔI |
Tên Latin: |
Ardisia silvestris Pit., |
Họ: |
Primulaceae |
Bộ: |
Ericales |
Lớp (nhóm): |
Cây thuốc |
Ardisia silvestris Pit.,
Họ: Primulaceae
Bộ: Ericales
Đặc điểm nhận dạng:
cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh. Lá tập trung ở đầu ngọn, mọc so le, phiến lá nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn thon dài 15–40 cm, rộng 6–10 cm, mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới màu tím đỏ, gân nổi hình mạng lưới. Hoa mọc thành chùm, dài 10-15m, màu trắng pha hồng tím gồm 5 lá đài và 3 cánh hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ.
Sinh học, sinh thái:
Ra hoa tháng 5 - 6, có quả tháng 10 - 12. Tái sinh bằng hạt. Mọc dưới tán rừng dày, rừng hỗn giao, nơi đất ẩm, ở độ cao 400 - 1300 m.
Phân bố:
Trong nước:Cây mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía bắc và trung như: Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (Lang Chánh, Ngọc Lạc, Thạch Thành), Nghệ An (Quỳ Châu), Quảng Trị,Thừa Thiên Huế (Phú Lộc), Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai (Kon Chư Răng).
Thế giới: Ấn Độ, Nepan, Butan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào
Giá trị:
Lá khôi là một trong những vị thuốc nam được sử dụng rất phổ biến hiện nay đặc biệt trong điều trị các vấn đề bệnh lý liên quan đến dạ dày
Tình trạng:
Tại Việt Nam được đánh giá là Sẽ nguy cấp. Mức độ đe dọa: Bậc VU. Theo sách đỏ Vieetn nam 2007. Tuy phân bố nhiều nơi nhưng số lượng không nhiều do tái sinh hạt kém, lại bị khai thác với số lượng lớn nên mất nguồn hạt để tái sinh. Mặt khác những nơi có cây con mọc lại bị khai thác phá rừng mạnh nên có thể bị tuyệt chủng vì không còn môi trường sống thích hợp.
Phân hạng: VU A1a,c,d+2d.
Biện pháp bảo vệ:
Khuyến nghị là chỉ khai thác ở mức độ và giữ lại những cây con chưa đến tuổi thu hái. Cấm khai thác loài này trong vườn quốc gia Cúc Phương. Nên tổ chức gây trồng để lấy nguyên liệu làm thuốc
Tác giả: Nguyễn Văn Tứ
Chức vụ: Phó giám đốc Khu BTTN Kon Chư Răng
Tiêu đề: Đa dạng sinh học