• Phone: 
  • info@konchurang.org

BAN QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KON CHƯ RĂNG VỚI CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

27/12/2023

BAN QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KON CHƯ RĂNG VỚI CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng được thành lập theo Quyết định số 28/2004/QĐ-UB ngày 18 tháng 03 năm 2004 của UBND Tỉnh Gia lai với diện tích tự nhiên 15.526,05ha nằm phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, trọn trong địa phận xã Sơn Lang huyện Kbang tỉnh Gia Lai cách thị trấn Kbang khoảng 70 km, có đường ranh giới dài 75km, trong đó 2/3 độ dài đường ranh giới này giáp ranh với các chủ rừng 03 tỉnh: Kon Tum, Bình Định, Quảng Ngãi. Khu BTTN Kon Chư Răng là một trọng hai vùng lõi của Khu Dự Trữ Sinh Quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng.

Tổ chức bộ máy của Khu BTTN Kon Chư răng bao gồm: Ban Giám đốc, 3 phòng chuyên môn và 2 đơn vị trực thuộc.

Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng được Viện Điều tra rừng và Birdlife International năm 2001 đánh giá “ xếp tầm A về tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học”. Kết quả rà soát lại 3 loại rừng năm 2021 theo Nghị Quyết 45/NQ-HĐND, Quyết định 527/QĐ-UBND, Khu bảo tồn có đất có rừng tự nhiên: 15.270,02 ha tính ra độ che phủ rừng trên 98%. Trong đó, hơn 60% diện tích Khu tồn là rừng giàu và rừng nguyên sinh. Đây là không gian lý tưởng cho các loài động thực vật sinh trưởng phát triển. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu mới nhất, Khu bảo tồn ghi nhận được 1602 loài động, thực vật và 66 loài vi nấm. Trong đó: hệ thực vật có 883 loài và dưới loài thuộc 547 chi và 162 họ thực vật của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch; hệ động vật có 719 loài thuộc 112 họ và 33 bộ, trong đó có 508 loài động vật có xương sống và 211 loài động vật không xương sống.

phuon mái  phuon mái 2

Thiên đường đuôi phướn mái. Ảnh Hồng phương,  2018                                                                                              Thiên đường đuôi phướn trống. Ảnh Hồng Phương,  2018

Nhờ có mức độ đa dạng sinh học cao cùng với hệ sinh thái rừng nguyên sinh, đa dạng. Thời gian qua, nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học trong nước, Quốc tế liên hệ, liên kết hợp tác nghiên cứu tại đây như: Hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Khu BTTN Kon Chư Răng với Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga; Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (green Việt), Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam… Riêng Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga đã được UBND tỉnh cho phép xây dựng Trạm nghiên cứu quan trắc sinh thái và đa dạng sinh học tại Khu BTTN Kon Chư Răng năm 2019, phục vụ nghiên cứu lâu dài tại Kon Chư Răng.

Ngoài ra, Khu BTTN Kon Chư Răng có hệ thống sông suối dày đặc như: Sông Côn, Suối Đá, suối Đắc Phan, hệ thống Sông suối này tạo ra nhiều thác nước đẹp như: thác 50, thác 3 tầng, thác trại dầm, … Các thác này có độ cao khá lớn, từ 20 mét đến trên 50 mét; quanh năm đều có nước tạo ra bầu không khí mát mẻ. Gần thác có nhiều hang đá với các hình hài lạ mắt; xung quanh là những khu rừng nguyên sinh, tự nhiên độc đáo, rất đa dạng về mặt sinh học thích hợp cho phát triển loại hình du lịch sinh thái, dã ngoại, tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, Loại hình du lịch này phục vụ khách du lịch thuần tuý chỉ đơn giản là tìm về với thiên nhiên có không khí trong lành tươi mát, để được hoà mình với thiên nhiên hoang dã. Tuy có nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển du lịch tại đây nhưng trong những năm qua việc phát triển du lịch sinh thái tại đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn nên chưa phát huy được tiềm năng sẵn có, chưa tạo được nguồn thu cho Khu bảo tồn và dân cư địa phương tại đây.

tuan tra

Quang cảnh Thác Hang Én. Ảnh Album DLST Kon Chư Răng 2018

Trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, Ban quản lý Khu Bảo Tồn thiên nhiên Kon Chư Răng xác định phương châm: Phòng các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, Luật Đa dạng sinh học là chính, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại rừng ngay khi nó chưa xảy ra hoặc mới xảy ra ở vùng đệm, chưa gây thiệt hại đáng kể đến tài nguyên rừng của Khu Bảo Tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Qui chế quản lý rừng.

Để thực hiện tốt phương châm nêu trên, BQL Khu Bảo Tồn đã sử dụng tổng hợp, đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác QLBVR, BTTN trong đó có các các giải pháp nổi bật sau:

- Giải quyết vấn tốt đề chồng lấn đất, sản xuất nương rẫy luân canh của người dân trên đất qui hoạch rừng đặc dụng giao cho BQL Khu bảo tồn.

- Phát huy tinh thần làm chủ rừng thật sự, chủ động, sáng tạo, tự làm, tự chịu trách nhiệm trong công tác QLBVR, BTTN của từng viên chức được giao nhiệm vụ QLBVR, BTTN trong Khu Bảo tồn thông qua hình thức phân công viên chức phụ trách đến từng tiểu khu rừng cụ thể, đồng thời mỗi Trạm bảo vệ rừng, viên chức bảo vệ rừng đều được trang bị các trang thiết bị để ứng dụng phần mềm SMART trong tuần tra bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Chủ động nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng các qui định trong các văn bản của ngành Nông nghiệp &PTNT, ngành Tài nguyên và môi trường về Bảo tồn đa dạng sinh học, Bảo vệ môi trường để đề xuất các nguồn kinh phí cho nghiên cứu khoa học, điều tra đa dạng sinh học, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong Khu bảo tồn.

Từ phương pháp quản lý tốt kết hợp sự chỉ đạo của cấp sát sao của trên, Ban Quản lý đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Năm 2018, BQL Khu BTTN Kon Chư Răng được UBND tỉnh tặng giải B giải thưởng Môi trường năm 2018; Năm 2020, được Bộ TNMT tặng giải thưởng Môi trường Quốc gia năm 2019; Năm 2021, tập thể Ban quản lý  được UBND Tỉnh công nhận là Đơn vị hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ được giao; Khu BTTN Kon Chư Răng được UNECO công nhận nằm trong vùng lõi của khu DTSQ Thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng.

 Tác giả: Phan Thế Nhã

Phòng: KHKT&HTQT

 

tuan tra